ĐÃ SỐNG THÌ HÃY SỐNG CHO TỬ TẾ
-------------------------------------
1.Tử tế với bản thân:
Ra đường hãy mặc đẹp một chút, đừng tiêu xài hoang phí nhưng cũng đừng cần kiệm quá với chính bản thân mình. Hãy tự nấu ăn ở nhà, vừa ngon lại vừa rẻ để lâu lâu ra ngoài ăn tiệm mới đã. Đối với chuyện không như ý muốn thì chả việc gì phải trách cứ bản thân, hãy nhớ ghim một câu "rồi ta sẽ làm lại".
2. Tử tế với gia đình:
Hãy gọi về cho ba mẹ nếu không ở cùng nhau, hãy quan tâm anh chị em vì họ chính là máu mủ ruột già, sẽ chẳng ai thương bạn, lo lắng cho bạn hơn họ đâu. Đừng đến lúc gặp một tình huống nào đó mới thấy mình vô tâm kinh khủng. Nếu đối với người ngoài còn hơn cả người nhà, thế thì đau lắm, gia đình chính là nơi bạn được thể hiện sự yêu thương cơ mà.
3. Tử tế trong học hành:
Có câu rất hay thế này: Từ nhỏ đến lúc trước khi thi tốt nghiệp trung học thì thấy rằng không ai giỏi bằng thầy cô. Trước khi tốt nghiệp đại học thì thấy không ai giỏi bằng mấy giáo sư của mình. Khi tốt nghiệp đại học rồi thì nghĩ mình là toàn bộ, toàn thân hoàn hảo hết rồi, tất cả mọi thứ đều không sợ ai cả. Khi ra đời thì đụng chạm, mới thấy là mình không bằng ai hết, đụng đâu thua đó, bắt đầu mới trưởng thành hơn.
Chính vì vậy, dù ở giai đoạn nào cũng phải giữ thói quen "tự học", học gì cũng được, miễn là nó giúp bạn có một kỹ năng đủ để kiếm tiền và nuôi sống bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
4. Tử tế trong công việc:
Đã đi làm thì làm thật, không chơi trò mơ mộng, thích ngồi chơi. Nếu lười lao động thì cả đời không khá lên được đâu.
Đi làm thì nên đến đúng giờ, đừng để cuối tháng bị bêu tên "đi muộn" trên bảng vàng, nhục lắm. Cũng đừng chăm chăm đòi tăng lương, hãy làm việc cho thật tốt đến mức tự sếp phải "đòi tăng lương" cho mình. Còn sếp không tăng thì hãy tìm một chỗ làm tốt hơn. Tội gì phải khổ nếu như mình có tài thật.
Trong khi đi làm thì cũng đừng "bao đồng" mấy chuyện không đâu, nhưng cũng đừng quá tập trung vào chuyên môn, hãy biết giao tiếp để hiểu thêm về đồng nghiệp - đó cũng là cách tập cho mình một kỹ năng sống cần thiết nơi công sở.
5. Tử tế với bạn bè:
Nếu trên đời, mình có một tình bạn hết lòng, hết dạ vì nhau thì đáng quý lắm. Có gì ngon thì hãy nhớ gọi nhau một câu bởi những giây phút có 1-0-2 trên đời không có nó sẽ chẳng có mình ngày hôm nay.
Nói đi cũng phải nói lại, nhắc đến bạn bè thì cũng nhiều nỗi đau lắm nhưng mà thôi. Đã làm bạn của nhau thì bỏ qua hết. Nếu nó có nợ nần mình hay đối xử quá phũ với mình thì cứ nghĩ đơn giản thôi: Kiếp trước chắc tao nợ mày "tình nghĩa" nên kiếp này phải trả.
6. Tử tế trong tình yêu:
Có câu "Có không giữ, mất đừng tìm". Khi yêu phải thương, nếu như không tôn trọng và không vun đắp thì chẳng có tình yêu nào có thể bền vững được cả. Nhưng cũng đừng nhân danh "tình yêu" để khiến người yêu mình cảm thấy mất đi sự tự do. Hãy cho những khoảng trống riêng tư để thấy rằng tại sao ta lại cần nhau đến thế.
7. Tử tế với người khác:
Việc tử tế với người không phải là cái “bẫy” để đưa mình cao hơn thế giới với các quy ước đặc biệt mà là cách sống đề cao sự tôn trọng để khiến thế giới này trở nên đẹp hơn lên mà thôi.
Làm người nên giữ cho mình một cái tâm "chân thành". Bạn sẽ chẳng biết được bất kỳ người nào chúng ta đang gặp sẽ trở thành một người ý nghĩa với ta sau này.
________________________
Nguồn: phongcachsongtichcuc
-------------------------------------
1.Tử tế với bản thân:
Ra đường hãy mặc đẹp một chút, đừng tiêu xài hoang phí nhưng cũng đừng cần kiệm quá với chính bản thân mình. Hãy tự nấu ăn ở nhà, vừa ngon lại vừa rẻ để lâu lâu ra ngoài ăn tiệm mới đã. Đối với chuyện không như ý muốn thì chả việc gì phải trách cứ bản thân, hãy nhớ ghim một câu "rồi ta sẽ làm lại".
2. Tử tế với gia đình:
Hãy gọi về cho ba mẹ nếu không ở cùng nhau, hãy quan tâm anh chị em vì họ chính là máu mủ ruột già, sẽ chẳng ai thương bạn, lo lắng cho bạn hơn họ đâu. Đừng đến lúc gặp một tình huống nào đó mới thấy mình vô tâm kinh khủng. Nếu đối với người ngoài còn hơn cả người nhà, thế thì đau lắm, gia đình chính là nơi bạn được thể hiện sự yêu thương cơ mà.
3. Tử tế trong học hành:
Có câu rất hay thế này: Từ nhỏ đến lúc trước khi thi tốt nghiệp trung học thì thấy rằng không ai giỏi bằng thầy cô. Trước khi tốt nghiệp đại học thì thấy không ai giỏi bằng mấy giáo sư của mình. Khi tốt nghiệp đại học rồi thì nghĩ mình là toàn bộ, toàn thân hoàn hảo hết rồi, tất cả mọi thứ đều không sợ ai cả. Khi ra đời thì đụng chạm, mới thấy là mình không bằng ai hết, đụng đâu thua đó, bắt đầu mới trưởng thành hơn.
Chính vì vậy, dù ở giai đoạn nào cũng phải giữ thói quen "tự học", học gì cũng được, miễn là nó giúp bạn có một kỹ năng đủ để kiếm tiền và nuôi sống bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
4. Tử tế trong công việc:
Đã đi làm thì làm thật, không chơi trò mơ mộng, thích ngồi chơi. Nếu lười lao động thì cả đời không khá lên được đâu.
Đi làm thì nên đến đúng giờ, đừng để cuối tháng bị bêu tên "đi muộn" trên bảng vàng, nhục lắm. Cũng đừng chăm chăm đòi tăng lương, hãy làm việc cho thật tốt đến mức tự sếp phải "đòi tăng lương" cho mình. Còn sếp không tăng thì hãy tìm một chỗ làm tốt hơn. Tội gì phải khổ nếu như mình có tài thật.
Trong khi đi làm thì cũng đừng "bao đồng" mấy chuyện không đâu, nhưng cũng đừng quá tập trung vào chuyên môn, hãy biết giao tiếp để hiểu thêm về đồng nghiệp - đó cũng là cách tập cho mình một kỹ năng sống cần thiết nơi công sở.
5. Tử tế với bạn bè:
Nếu trên đời, mình có một tình bạn hết lòng, hết dạ vì nhau thì đáng quý lắm. Có gì ngon thì hãy nhớ gọi nhau một câu bởi những giây phút có 1-0-2 trên đời không có nó sẽ chẳng có mình ngày hôm nay.
Nói đi cũng phải nói lại, nhắc đến bạn bè thì cũng nhiều nỗi đau lắm nhưng mà thôi. Đã làm bạn của nhau thì bỏ qua hết. Nếu nó có nợ nần mình hay đối xử quá phũ với mình thì cứ nghĩ đơn giản thôi: Kiếp trước chắc tao nợ mày "tình nghĩa" nên kiếp này phải trả.
6. Tử tế trong tình yêu:
Có câu "Có không giữ, mất đừng tìm". Khi yêu phải thương, nếu như không tôn trọng và không vun đắp thì chẳng có tình yêu nào có thể bền vững được cả. Nhưng cũng đừng nhân danh "tình yêu" để khiến người yêu mình cảm thấy mất đi sự tự do. Hãy cho những khoảng trống riêng tư để thấy rằng tại sao ta lại cần nhau đến thế.
7. Tử tế với người khác:
Việc tử tế với người không phải là cái “bẫy” để đưa mình cao hơn thế giới với các quy ước đặc biệt mà là cách sống đề cao sự tôn trọng để khiến thế giới này trở nên đẹp hơn lên mà thôi.
Làm người nên giữ cho mình một cái tâm "chân thành". Bạn sẽ chẳng biết được bất kỳ người nào chúng ta đang gặp sẽ trở thành một người ý nghĩa với ta sau này.
________________________
Nguồn: phongcachsongtichcuc
ĐÃ SỐNG THÌ HÃY SỐNG CHO TỬ TẾ 🙂
-------------------------------------
1.Tử tế với bản thân:
Ra đường hãy mặc đẹp một chút, đừng tiêu xài hoang phí nhưng cũng đừng cần kiệm quá với chính bản thân mình. Hãy tự nấu ăn ở nhà, vừa ngon lại vừa rẻ để lâu lâu ra ngoài ăn tiệm mới đã. Đối với chuyện không như ý muốn thì chả việc gì phải trách cứ bản thân, hãy nhớ ghim một câu "rồi ta sẽ làm lại".
2. Tử tế với gia đình:
Hãy gọi về cho ba mẹ nếu không ở cùng nhau, hãy quan tâm anh chị em vì họ chính là máu mủ ruột già, sẽ chẳng ai thương bạn, lo lắng cho bạn hơn họ đâu. Đừng đến lúc gặp một tình huống nào đó mới thấy mình vô tâm kinh khủng. Nếu đối với người ngoài còn hơn cả người nhà, thế thì đau lắm, gia đình chính là nơi bạn được thể hiện sự yêu thương cơ mà.
3. Tử tế trong học hành:
Có câu rất hay thế này: Từ nhỏ đến lúc trước khi thi tốt nghiệp trung học thì thấy rằng không ai giỏi bằng thầy cô. Trước khi tốt nghiệp đại học thì thấy không ai giỏi bằng mấy giáo sư của mình. Khi tốt nghiệp đại học rồi thì nghĩ mình là toàn bộ, toàn thân hoàn hảo hết rồi, tất cả mọi thứ đều không sợ ai cả. Khi ra đời thì đụng chạm, mới thấy là mình không bằng ai hết, đụng đâu thua đó, bắt đầu mới trưởng thành hơn.
Chính vì vậy, dù ở giai đoạn nào cũng phải giữ thói quen "tự học", học gì cũng được, miễn là nó giúp bạn có một kỹ năng đủ để kiếm tiền và nuôi sống bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
4. Tử tế trong công việc:
Đã đi làm thì làm thật, không chơi trò mơ mộng, thích ngồi chơi. Nếu lười lao động thì cả đời không khá lên được đâu.
Đi làm thì nên đến đúng giờ, đừng để cuối tháng bị bêu tên "đi muộn" trên bảng vàng, nhục lắm. Cũng đừng chăm chăm đòi tăng lương, hãy làm việc cho thật tốt đến mức tự sếp phải "đòi tăng lương" cho mình. Còn sếp không tăng thì hãy tìm một chỗ làm tốt hơn. Tội gì phải khổ nếu như mình có tài thật.
Trong khi đi làm thì cũng đừng "bao đồng" mấy chuyện không đâu, nhưng cũng đừng quá tập trung vào chuyên môn, hãy biết giao tiếp để hiểu thêm về đồng nghiệp - đó cũng là cách tập cho mình một kỹ năng sống cần thiết nơi công sở.
5. Tử tế với bạn bè:
Nếu trên đời, mình có một tình bạn hết lòng, hết dạ vì nhau thì đáng quý lắm. Có gì ngon thì hãy nhớ gọi nhau một câu bởi những giây phút có 1-0-2 trên đời không có nó sẽ chẳng có mình ngày hôm nay.
Nói đi cũng phải nói lại, nhắc đến bạn bè thì cũng nhiều nỗi đau lắm nhưng mà thôi. Đã làm bạn của nhau thì bỏ qua hết. Nếu nó có nợ nần mình hay đối xử quá phũ với mình thì cứ nghĩ đơn giản thôi: Kiếp trước chắc tao nợ mày "tình nghĩa" nên kiếp này phải trả.
6. Tử tế trong tình yêu:
Có câu "Có không giữ, mất đừng tìm". Khi yêu phải thương, nếu như không tôn trọng và không vun đắp thì chẳng có tình yêu nào có thể bền vững được cả. Nhưng cũng đừng nhân danh "tình yêu" để khiến người yêu mình cảm thấy mất đi sự tự do. Hãy cho những khoảng trống riêng tư để thấy rằng tại sao ta lại cần nhau đến thế.
7. Tử tế với người khác:
Việc tử tế với người không phải là cái “bẫy” để đưa mình cao hơn thế giới với các quy ước đặc biệt mà là cách sống đề cao sự tôn trọng để khiến thế giới này trở nên đẹp hơn lên mà thôi.
Làm người nên giữ cho mình một cái tâm "chân thành". Bạn sẽ chẳng biết được bất kỳ người nào chúng ta đang gặp sẽ trở thành một người ý nghĩa với ta sau này.
________________________
Nguồn: phongcachsongtichcuc
0 Yorumlar
0 hisse senetleri
2218 Views