Từ thời điểm chỉ số khối cơ thể, Body Mass Index BMI, được bác sỹ Ancel Keys giới thiệu vào năm 1972 với cách tính đơn giản cân nặng chia cho 2 lần chiều cao thì nó luôn được dùng để đo lường nguy cơ bị quá cân của tất cả mọi người. Nhiều nơi còn dùng chỉ số này để đánh giá xem có được ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay không. Hoặc nó còn được dùng để đánh giá nguy cơ gặp các biến chứng trong quá trình phẫu thuật (thường do nặng cân quá hoặc thiếu cân quá)...


Chỉ số BMI kinh điển
Tuy nhiên đến giờ nhiều nơi đã không còn dùng chỉ số này để xác nhận 1 người có bị thừa cân không, đặc biệt là ở các cơ sở điều trị béo phì. Ngay mới đây Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ, America Medical Association AMA cũng đã thay đổi khi cho rằng dùng BMI có rất nhiều hạn chế và không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Trước đây hầu hết các dữ liệu thu được đều từ nhóm người Mỹ gốc Latin và Tây Ban Nha. Vậy nên nó không thực sự đại diện cho cách phân phối mỡ ở nhóm dân số chung, vốn rất được tạo thành từ rất nhiều sắc tộc. Vì vậy sẽ có sự sai lệch nếu áp dụng 1 chỉ số không có tính đại diện cho 1 cá nhân thuộc sắc tộc khác.

Như tại Mỹ trên thực tế nhiều nơi ngoài dùng BMI còn áp dụng thêm những bộ chỉ số đánh giá khác và tính cả thời gian bác sỹ ngồi tham vấn với bệnh nhân để xác định người đó có bị béo phì hay không. Để biết 1 người có bị béo phì hay không sẽ dựa vào rất nhiều thông số phức tạp khác thay vì chỉ lấy cân nặng chia cho 2 lần chiều cao như cách BMI đang làm. Rõ ràng có những người có chỉ số BMI cao nhưng lại không có triệu chứng gì của các bệnh vốn thường đi cùng với cân nặng như cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ hay tiểu đường type 2. Ở chiều ngược lại những người gặp vấn đề rối loạn trao đổi chất cũng thường dẫn đến có cân nặng ở dưới mức tiêu chuẩn của BMI. Chỉ số này cũng không tính đến bộ phận nào trên cơ thể có nhiều mỡ, vốn là 1 yếu tố chỉ điểm về nguy cơ mắc bệnh trong nhiều năm qua. Ví dụ như bạn có nhiều mỡ ở bắp đùi, mông... thì không phải có vấn đề gì. Nhưng nếu mỡ tập trung ở vùng bụng hoặc ở quanh các cơ quan trong cơ thể thì đó lại là 1 câu chuyện khác.


Thông số BMI có tinh chỉnh cho người châu Á

Còn với thể hình và thể trạng của người châu Á chúng ta thì hiện tại cũng dùng BMI, nhưng ở 1 phiên bản khác của bản WHO nói chung bởi có tham khảo thêm thông số của Hiệp hội đái đường các nước châu Á với Văn phòng Phát triển Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương IDI&WPRO. Anh em có thể coi ở trên

Nói đi nói lại nhưng cũng chưa thể thẳng tay bỏ BMI được, vì dù gì nó vẫn là 1 cách tính rất đơn giản và đưa ra được những thông số dễ hiểu với phần lớn dân số. Bởi ai cũng muốn mình được chữa đúng bệnh và dùng đúng thuốc nên sau này có thể nó sẽ được dùng để tham chiếu cùng với những đánh giá khác để xác định nguy cơ béo phì.

Tham khảo CNN